Non Bộ Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Non Bộ Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Chậu Cảnh Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Chậu Cảnh Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Bậc Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Bậc Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Mộ Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Mộ Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Lan Can Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Lan Can Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Cuốn Thư Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Cuốn Thư Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình
Xưởng chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình
Xưởng chế tác đá mỹ nghệ Ninh Bình
Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Ninh Bình
Cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Ninh Bình
Chuyên thiết kế, chế tác, thi công Đá Mỹ Nghệ Ninh Bình   0912 100 532

Tin tức

"Thổi hồn" cho đá để làm giàu

Từ xa xưa, đá đã là thứ vật liệu quen thuộc để con người tạo ra công cụ lao động, sản xuất và dùng xây cầu, đường, nhà, giếng, đền, chùa, đình và nhiều công trình khác. Ngày nay, với sự sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo của con người cùng với sự ứng dụng của khoa học công nghệ, đá, vật lạnh lẽo, vô hồn đã trở thành đồ mỹ nghệ có giá trị thẩm mỹ cao, phục vụ nhiều hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Mời các bạn về với làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình để hiểu hơn về đá!
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân có cách đây khoảng 400 năm và truyền lại cho con cháu các đời sau này thành làng nghề đá. Ngày trước, làm đá mỹ nghệ chỉ tập trung ở làng Hệ, làng Thượng và Xuân Vũ, nhưng bây giờ phát triển rộng ra toàn xã Ninh Vân. Cùng những sản phẩm độc đáo của làng nghề đã có mặt ở khắp các vùng miền của cả nước như Nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) là một trong những dấu ấn đẹp của người thợ đá Ninh Vân để lại cho hậu thế. Công trình Tượng đài Bác Hồ ở tỉnh Cao Bằng, tượng đài Hoàng Văn Thụ ở Lạng Sơn, tượng đài Trần Hưng Đạo ở Hải Dương, tượng đài mẹ Suốt ở Quảng Bình; công trình tượng đài mười cô gái ở ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), cụm tượng đài Bà mẹ Tổ quốc ở TP Hồ Chí Minh... hay công trình cổng Tam Quan, Long sàng (sập rồng) đặt trước đền vua Đinh; rồng đá, bệ đá, đèn đá ở động Thiên Tôn, đền Thái Vi; 500 bức tượng La Hán ở chùa Bái Đính... là sản phẩm đáng tự hào của làng đá Ninh Vân.

Nghề đá gian nan và vất vả, không chỉ cần sự kiên trì, nhẫn nại và khéo léo của đôi bàn tay mà cần hơn nhất là tình yêu với đá. Bởi làm đá mỹ nghệ là công việc nặng nhọc và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Chẳng hạn, muốn làm một bức phù điêu trên đá, những người thợ phải chọn đá phù hợp với kích thước sau đó vẽ phác thảo các nét hoa văn trên mặt rồi mới đục, đẽo và đánh bóng, hoàn thiện. theo các nghệ nhân điêu khắc đá ở Ninh Vân truyền lại, người giỏi điêu khắc đá phải hội tụ đủ hai điều kiện được đúc kết trong câu: “Bạt như kẻ chỉ, thó như hạt chanh”. Điều ấy có nghĩa là, đường bạt trên đá phải dứt khoát, thanh thoát, mềm mại, uyển chuyển, không bị sứt mép; còn các đường thó có hình tròn thì phải đều tăm tắp như hạt chanh. Sau nhiều giờ còng lưng, chùn gối, nhức tay, những nét hoa văn của bức phù điêu hiện ra với độ nông, sâu phù hợp, hài hòa với góc nhìn và ánh sáng soi chiếu hết sức tinh xảo, thể hiện rõ cái hồn cốt và thâm ý cùng tình yêu của người thợ đá trong bức phù điêu.

Và cũng từ nghề này mà làng đá Ninh Vân thay da đổi thịt, người dân có công ăn việc làm ổn định, thu nhập bình quân của thợ làm đá ở Ninh Vân ước đạt từ 4 đến 4,5 triệu đồng/người, Thu nhập của thợ lành nghề, thợ bậc cao có thể đạt từ 7 đến 8 triệu đồng/người, số ít có tay nghề tốt nhất đạt 8 đến 10 triệu đồng/người đúng với câu "Thổi hồn" cho đá để làm giàu trên đất quê hương.


Quý khách cần tìm hiểu tham quan làng nghề hoặc đặt làm đá Ninh Bình vui lòng liên hệ

CƠ SỞ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ TRỌNG DŨNG
Địa chỉ: Thôn Xuân Vũ, Xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 0912.100.532
Email: damynghetrongdung@gmail.com
Website: www.damynghe-ninhbinh.com



Cơ sở sản xuất: Xã Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình
Cơ sở 1: Yên Bằng, Ý Yên, Nam Định
Cơ sở 2: Phố Nguyễn Văn Trỗi, TT Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam
Cơ sở 3: Quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng
Cơ sở 4: Thôn 1, Phù Vân, Phủ Lý, Hà Nam
Các bài khác